Gợi ý 10+ mâm cỗ tết Miền Bắc ngon được ưa thích nhất
Trong bài viết này, đặt tiệc Ngọc Thuận sẽ chia sẽ đến các bạn các món ăn truyền thống hay xuất hiện trong mâm cỗ ngày tết miền bắc và gợi ý thêm cho các bạn những thực đơn mâm cỗ ngày tết miền bắc ngon. Nếu các bạn đang tìm kiếm các thực đơn cho mâm cỗ ngày tết miền bắc cho gia đình bạn vào dịp tết này thì không nên bỏ qua bài viết này.

Nếu bạn ở TP.HCM mà muốn tổ chức tiệc với hương vị miên bắc thì hãy tham khảo dịch vụ đặt tiệc tại nhà của Ngọc Thuận. Chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn những thực đơn đặt tiệc tại nhà ngon, chất lượng. Liên hệ hotline/zalo 0963.995.861 ngay để được tư vấn.
Các món ăn truyền thống trong mâm cỗ miền Bắc ngày Tết
Thịt đông
Giữa tiết trời ngày Tết se lạnh, ăn thịt đông kèm với hành muối chua là đúng vị nhất. Trong những ngày tết Miền Bắc, đây là món ăn không thể thiếu. Thịt đông tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy và may mắn trong năm mới. Món ăn này thường được nấu từ chân giò lợn, mộc nhĩ, nấm hương và bì lợn. Khi nấu chín, thịt đông sẽ đông lại thành một khối, có thể cắt thành từng miếng vừa ăn.
Thịt đông có vị béo ngậy của thịt lợn, vị giòn sần sật của bì, vị chua thanh của nước mắm pha chanh ớt, cùng với vị cay nồng của gừng và ớt. Khi ăn, thịt đông tan chảy trong miệng, để lại dư vị ngọt ngào và béo ngậy.

Nem rán
Nem rán là món ăn tuy đơn giản nhưng được coi là “quốc hồn quốc túy” của ẩm thực miền Bắc. Cùng với lớp bánh đa nem mỏng giòn tan bên ngoài, nhân nem rán đượm vị với thịt lợn nạc, nấm hương, mộc nhĩ, trứng,… Và thứ góp phần tạo nên hương vị của món nem rán không thể thiếu chính là nước chấm với sự kết hợp tinh tế của vị mặn, vị ngọt cùng chút cay nồng của tỏi ớt.
Tất cả hòa quyện lại với nhau không chỉ là một món ăn ngon mà còn là sự lưu giữ và phát triển văn hoá ẩm thực truyền thống, tạo nên phong cách ẩm thực không thể thiếu vào dịp Tết.

Bánh chưng
Bánh chưng có vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi béo của đậu xanh, vị đậm đà của thịt lợn, vị thơm của hành tím và gia vị. Đây không chỉ là món ăn truyền thống mà còn là biểu tượng của sự kính trọng đối với tổ tiên, cầu mong một năm mới đủ đầy.

Gà luộc
Để cúng giao thừa hay những ngày đầu năm mới, gà luộc là món ăn không thể thiếu. Ông cha xưa tin rằng, khi dâng gà luộc lên trời đất sẽ mang đến khởi đầu thuận lợi, may mắn đủ đầy.
Gà luộc có phần da vàng ươm, khi bày lên mâm cỗ sẽ chặt thành từng miếng, rắc thêm lá chanh thái chỉ mỏng. Đặc biệt, đi kèm đĩa gà luộc không thể thiếu đĩa muối tiêu chanh cho hương vị món ăn thêm đậm đà.

Canh măng
Trong mâm cỗ Tết miền Bắc, canh măng là món ăn truyền thống không thể thiếu, mang đậm hương vị đặc trưng của ngày Tết. Món canh này thường được chế biến từ măng khô, ngâm mềm và nấu cùng móng giò hoặc sườn lợn, tạo nên hương vị đậm đà và hấp dẫn.

Nộm
Món tiếp theo hay có trong mâm cỗ tết miền bắc đó là món nộm. Nộm thường được chế biến từ các loại rau củ như đu đủ xanh, su hào, cà rốt, kết hợp với thịt bò khô hoặc tôm, tạo nên sự hòa quyện giữa vị chua, ngọt và cay nhẹ.

Xôi gấc
xôi gấc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ tết miền bắc, mang ý nghĩa may mắn và thịnh vượng cho năm mới. Món xôi này được chế biến từ gạo nếp trộn với thịt quả gấc chín đỏ, tạo nên màu sắc tươi tắn và hương vị đặc trưng. Sự kết hợp giữa độ dẻo của nếp và vị béo ngậy của gấc làm cho xôi gấc trở thành điểm nhấn trong bữa tiệc Tết.

Gợi ý các mâm cỗ tết miền Bắc ngon
Tiếp theo là những gợi ý về mâm cỗ tết miền bắc ngon để các bạn dễ dàng lựa chọn hơn. Hãy xem kỹ và chọn cho mình được 1 mâm cỗ tết ngon, phù hợp với gia đình mình nha.

Mâm cỗ cúng ngày 30
Thực đơn 1
- Thịt gà luộc
- Bánh chưng
- Chả quế
- Nem rán
- Rau xào thập cẩm
- Canh bóng thả
- Xôi gấc
Thực đơn 2
- Tôm hấp nước dừa
- Thịt đông
- Nộm tai heo
- Nem rán
- Giò lụa
- Canh rau củ thập cẩm
- Xôi ngũ sắc
Thực đơn 3
- Thịt gà luộc
- Giò thủ
- Bánh chưng
- Dưa hành
- Thịt đông
- Canh măng
- Miến măng gà
Thực đơn 4
- Bánh chưng
- Thịt gà luộc
- Bò kho
- Hành cuốn tôm thịt
- Canh mọc
- Dưa góp
- Miến xào thập cẩm
Thực đơn 5
- Thịt gà luộc
- Thịt bò xào thiên lý
- Nộm rau muống
- Dưa hành
- Canh măng hầm chân giò
- Canh bóng thả
- Xôi đỗ
Mâm cỗ ngày mùng 1 Tết
Thực đơn 1
- Bánh chưng
- Nem công chả phượng
- Gỏi gà xé phay
- Canh su hào
- Chè kho
- Su hào xào thịt bò
- Hành muối
Thực đơn 2
- Gà luộc
- Giò bò
- Nộm đu đủ
- Súp lơ xào thịt lợn
- Canh mọc
- Xôi đỗ xanh
Thực đơn 3
- Nem rán
- Bò lúc lắc
- Tôm chiên xù
- Canh miến nấu măng
- Nộm tai heo
- Dưa góp
Thực đơn 4
- Bánh chưng
- Giò lụa + Giò thủ
- Sườn xào chua ngọt
- Canh măng vịt
- Xôi gấc
- Rau củ xào hải sản
Thực đơn 5
- Gỏi cuốn
- Thịt gà luộc
- Gỏi bò
- Cánh gà chiên nước mắm
- Canh miến nấu măng
- Xôi ngũ sắc
Hướng dẫn trình bày mâm cỗ Tết miền Bắc đẹp mắt
Nguyên tắc trang trí mâm cỗ
Mâm cỗ Tết miền Bắc vốn tuân thủ quy tắc 4 bát 4 đĩa, không bao gồm nước chấm, dưa hành và xôi. Con số 4 tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Gia đình nào khá giả hơn thì có thể chuẩn bị 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa. Cơ bản, một mâm cỗ Tết sẽ bao gồm 4 bát 4 đĩa.
Đối với cuộc sống hiện đại ngày nay, các món ăn Tết vẫn giữ được nét truyền thống. Tuy nhiên việc trang trí 4 bát 4 đĩa không quá khắt khe và không phải yêu cầu bắt buộc. Bạn có thể xem xét các nguyên tắc sau:
- Sự cân bằng: Mâm cỗ nên được bày biện cân đối về màu sắc, hình khối và kích thước của các món ăn.
- Sự hài hòa: Các món ăn trong mâm cỗ nên có sự hài hòa về màu sắc, hương vị và cách trình bày.
- Sự nổi bật: Nên có một món ăn chính nổi bật trong mâm cỗ, thu hút sự chú ý của mọi người.
- Sự sáng tạo: Bạn có thể sáng tạo trong cách trình bày mâm cỗ để tạo nên sự độc đáo và ấn tượng riêng.

Trang trí mâm cỗ
Khi trang trí mâm cỗ Tết miền Bắc, bạn có thể sử dụng các vật sau:
- Sử dụng khăn trải bàn: Nên sử dụng khăn trải bàn có màu sắc trang trọng và hài hòa với màu sắc của mâm cỗ.
- Sắp xếp các món ăn: Các món ăn nên được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp, từ món chính đến món phụ.
- Trang trí bằng hoa lá: Bạn có thể sử dụng hoa lá tươi hoặc hoa giấy để trang trí mâm cỗ, tạo thêm sự sinh động và bắt mắt.
- Sử dụng các loại rau củ quả: Bạn có thể sử dụng các loại rau củ quả có màu sắc đẹp mắt để trang trí mâm cỗ, giúp cân bằng màu sắc và tạo điểm nhấn.
- Sử dụng các loại gia vị: Bạn có thể sử dụng các loại gia vị như ớt, tiêu, hành lá, ngò gai để trang trí mâm cỗ, tạo thêm hương vị và màu sắc cho các món ăn.
- Sử dụng các loại phụ kiện: Sử dụng các loại phụ kiện như nến, đèn lồng, tượng Phật để trang trí mâm cỗ, tạo thêm sự trang trọng và ấm cúng.

Các mẹo nhỏ khi chuẩn bị mâm cỗ ngày Tết miền Bắc
Với những mẹo nhỏ dưới đây, hy vọng bạn sẽ có thể chuẩn bị một mâm cỗ Tết miền Bắc nhanh chóng, ngon miệng và đầy ý nghĩa cho gia đình mình!
- Viết ra danh sách các món ăn trong mâm cỗ Tết miền Bắc mà bạn muốn có. Nên mua nguyên liệu tươi ngon, đầy đủ số lượng cần thiết trước Tết 1 – 2 ngày.
- Có thể sử dụng các thực phẩm tiện lợi như giò lụa, chả quế, nem chua mua sẵn để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, nên chọn mua ở những cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng.
- Một số món ăn như dưa hành, thịt đông, nem chua,… có thể làm sẵn trước Tết 3 – 5 ngày để bảo quản trong tủ lạnh.
- Xếp các món ăn trong mâm cỗ một cách cân đối về màu sắc, hình khối và kích thước.
- Sử dụng những bộ đồ ăn mới, có màu sắc đẹp mắt, hoa văn trang trọng phù hợp với không khí Tết.

Trên đây là gợi ý các món ăn hay có trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Tùy vào sở thích, điều kiện của mỗi gia đình mà mâm cỗ tết sẽ có sự thay đổi. Hy vọng qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn biết cách chuẩn bị một mâm cỗ tết miền Bắc ý nghĩa, đủ đầy cho cả gia đình bạn.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Gợi ý các món ngon đãi tiệc ngày tết
Gợi ý các thực đơn tiệc mâm 10 người ngon
BÀI VIẾT LIÊN QUAN


BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Ad gợi ý thêm nhiều mâm cổ ngày tết đi ad. Để mọi người có thể dể lựa chọn hơn.